Kiến thức cơ bản, Kiến thức đầu tư

Phân tích cơ bản là gì? Cách phân tích cơ bản trong giao dịch CFD

Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích không cần tới các công cụ phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên phân tích cơ bản đòi hỏi nhà đầu tư cần phải có kiến thức nền tảng về kinh tế, chính trị, kinh tế vi mô, vĩ mô,…. Cụ thể phân tích cơ bản là gì? Cách phân tích cơ bản trong giao dịch CFD mà nhà đầu tư cần biết.

Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và các yếu tố khác ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường. Các nhà đầu tư khi tham khảo phân tích cơ bản cần tìm ra nhiều yếu tố khác nhau sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, chẳng hạn như: yếu tố nào sẽ làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, hoặc yếu tố nào làm cho nền kinh tế trì trệ …?
Trong giao dịch CFD nói chung, phân tích cơ bản thường xem xét yếu tố kinh tế ảnh hưởng tới giá trị đồng tiền của một quốc gia. Khi nền kinh tế của một quốc gia đang ở trong tình trạng tốt, sẽ có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư hơn, vì vậy họ cần mua đơn vị tiền tệ của quốc gia đó để có được các tài sản liên quan.

Các yếu tố quan trọng trong phân tích cơ bản

1. Kinh tế

Tiền tệ của một quốc gia có giá trị hay không phục thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó. Nếu kinh tế tăng trưởng tốt thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng cao và ngược lại. Để đánh giá tình hình kinh tế của 1 quốc gia cần xem xét tới các chỉ số như: lãi suất, GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, CPI,….

Chính sách tiền tệ
Lãi suất của thị trường mở và sự can thiệp của ngân hàng trung ương ảnh hưởng tới điều kiện kinh doanh được theo dõi chặt chẽ bởi những nhà phân tích tài chính và giới đầu cơ. Một số ngân hàng trung ương có ảnh hưởng nhất trên thế giới như: Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED); Ngân hàng Trung ương Anh (BoE); Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB); Ngân hàng Trung ương  Nhật Bản (BoJ). Ví dụ: để đối phó với dịch bệnh Covid FED đã áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, hạ lãi suất thu hút đầu tư khiến đồng USD giảm giá.

Lạm phát
Lạm phát là tốc độ tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ. Ngân hàng trung ương các nước cố gắng hạn chế lạm phát và tránh giảm phát, để giữ cho kinh tế quốc gia ổn định. Để tránh lạm phát quá cao các ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh lãi suất để đồng tiền quốc gia tăng giá.
Dựa vào chỉ số lạm phát nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm của một đồng tiền nào đó. Ví dụ: lạm phát ở Mỹ tăng đồng USD giảm và ngược lại.
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp phản ánh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kém hay tốt. Tỷ lệ thất nghiệp thấp chứng tỏ sản xuất đang mở rộng quy mô, kinh tế quốc gia tăng đồng tiền nội tệ cũng tăng giá. Ngược lại nếu tỷ lệ thất nghiệp cao cho thấy sản xuất không mở rộng, bị ngưng trệ kinh tế quốc gia không phát triển đồng nội tệ cũng giảm.
Ví dụ như Bảng tin phi nông nghiệp của Mỹ ảnh hưởng mạnh tới thị trường tài chính. Báo cáo này được công bố vào thứ Sáu tuần đầu tiên của tháng, thể hiện tổng số lao động của Mỹ được trả lương. Nếu dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp tốt hơn so với cùng kỳ tháng trước thì đây là dấu hiệu tốt cho thấy nền kinh tế đang phát triển và ngược lại.
GDP – Tổng sản phẩm quốc nội
GDP là thước đo các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất của một quốc gia trong một giai đoạn cụ thể. Dựa vào tốc độ tăng tưởng GDP để xác định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như:

2. Chính trị – Xã hội

Một quốc gia có tình hình chính trị không ổn định thường xuyên xảy ra chiến tranh, bạo động, xung đột quân sự sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế và làm suy yếu tới giá trị đồng tiền nội tệ. Ngược lại một quốc gia có chính trị ổn định sẽ thu hút đầu tư nước ngoài ảnh hưởng tốt tới nền kinh tế và làm tăng giá trị đồng tiền nội tệ.
Các yếu tố chính trị thường có mức độ ảnh hưởng nhẹ hơn với giao dịch CFD so với các yếu tố về kinh tế. Nhưng nó quan trọng trong hoạt động đầu tư dài hạn.

Các công cụ cung cấp thông tin phân tích cơ bản

Kinh tế
Các chỉ số kinh tế như: lãi suất, lạm phát, GDP, CPI, tỷ lệ thất nghiệp…. có thể theo dõi thông qua chính sách tiền tệ, quyết định lãi suất của Ngân hàng trung ương. Các kênh tin tức cung cấp tin tức kinh tế tài chính của Mỹ như: CNN, Fox News, CBS,….
Chính trị – Xã hội
Cập nhật thông tin thông qua báo chí, thời sự, phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội để nắm bắt thông tin kịp thời nhất
Lịch kinh tế
Công cụ cập nhật hàng ngày không thể thiếu của các nhà đầu tư. Lịch kinh tế cung cấp chỉ số kinh tế của các quốc gia trên thế giới như: thời gian công bố chỉ số kinh tế, mức độ tác động tới đồng tiền nội tệ của các quốc gia,….
HXFX sàn giao dịch ngoại hối hàng đầu Việt Nam – cung cấp phân tích cơ bản cho các sản phẩm hàng hóa trên thị trường mỗi ngày do chuyên gia phân tích lâu năm cung cấp.

Nhận ngay bonus trải nghiệm đầu tư không rủi ro cùng HXFX Việt Nam

Nhận ngay Bonus để trải nghiệm giao dịch thực tế tại sàn giao dịch forex, ngoại hối HXFX Việt Nam. Chỉ cần mở tài khoản ở sàn HXFX Việt Nam thành công và đăng ký nhận Bonus sẽ có ngay Bonus vào tài khoản để giao dịch thật. Đặc biệt, lợi nhuận khách hàng hoàn toàn có thể rút như giao dịch bình thường. Nhận ngay Bonus để giao dịch ngay thôi!

[Tuyên bố từ chối trách nhiệm] Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo không mang tính chất tư vấn đầu tư.
HXFX sàn giao dịch ngoại hối hàng đầu Việt Nam – cung cấp phân tích cơ bản cho các sản phẩm hàng hóa trên thị trường mỗi ngày do chuyên gia phân tích lâu năm cung cấp.
Cập nhật kiến thức đầu tư mới để trau dồi kinh nghiệm, kiến thức giao dịch cơ bản, nâng cao để đầu tư ngoại hối, sản phẩm hàng hóa, chỉ số chứng khoán, tiền điện tử,….thuận lợi và dễ dàng thu được lợi nhuận cao

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.