Chủ đề Hot, Kiến thức đầu tư

Hạ cánh mềm là gì? Hạ cánh cứng là gì?

Gần đây cụm từ “Hạ cánh mềm” và “Hạ cánh cứng” được nhắc tới nhiều. Đặc biệt khi FED liên tục tăng lãi suất để kìm chế lạm phát, thị trường đang mong đợi liệu FED với chính sách tiền tệ thắt chặt của FED thì nền kinh tế liệu có “hạ cánh mềm” được không? Và FED cũng đang mong muốn nền kinh tế được “hạ cánh mềm” để tránh suy thoái. Cùng HXFX Global tìm hiểu định nghĩa về “Hạ cánh mềm” và “Hạ cánh cứng”:

Hạ cánh mềm là gì?

Hạ cánh mềm (tiếng anh: Soft Landing) trong kinh tế học là sự suy giảm theo chu kỳ tăng trưởng kinh tế để tránh suy thoái, vừa là mục tiêu của ngân hàng trung ương khi họ tìm cách tăng lãi suất vừa đủ để ngăn chặn nền kinh tế phát triển quá nóng và lạm phát cao mà không gây ra suy thoái nghiêm trọng.
FED và các ngân hàng trung ương trên thế giới đang hướng tới một cú hạ cánh mềm khi họ tăng lãi suất trong nhiều tháng để kiềm chế lạm phát.
Thuật ngữ hạ cánh mềm trở nên phổ biến trong nhiệm kỳ của cựu chủ tịch FED Alan Greenspan. Chủ tịch FED hiện tại Jerome Powell cũng đã gợi ý về các kịch bản hạ cánh mềm vào năm 1965, 1984 và hiện đang trong một cuộc hạ cánh mềm khác vào năm 2020 trước khi đại dịch Covid-19

Hạ cánh cứng là gì?

Hạ cánh mềm (tiếng Anh là: Hard landing) đề cập đến sự suy giảm hoặc suy thoái kinh tế rõ rệt sau một thời kỳ tăng trưởng nhanh.
Thuật ngữ “hạ cánh cứng” xuất phát từ ngành hàng không, trong đó thuật ngữ này đề cập đến kiểu hạ cánh ở tốc độ cao—mặc dù không phải là một vụ va chạm thực sự nhưng gây ra căng thẳng cũng như khả năng gây thương tích và thiệt hại. Phép ẩn dụ “hạ cánh cứng” được sử dụng cho các nền kinh tế đang bay cao gặp phải sự kiểm soát đột ngột và gay gắt đối với tốc độ tăng trưởng, chẳng hạn như can thiệp chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Các nền kinh tế gặp phải tình trạng hạ cánh cứng thường rơi vào thời kỳ trì trệ hoặc thậm chí suy thoái.

Ví dụ về hạ cánh cứng:
Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất ở một số thời điểm trong lịch sử với tốc độ mà thị trường thấy khó chịu, khiến nền kinh tế chậm lại hoặc bước vào thời kỳ suy thoái. Gần đây nhất là cú “hạ cánh cứng” vào năm 2007 do Fed thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản nhà ở. Hậu quả là một cuộc Đại suy thoái chứ không chỉ là một cuộc suy thoái, nhưng thật khó để một cuộc “hạ cánh mềm” có thể diễn ra khi bong bóng đầu cơ đã phát triển quá lớn.

Sự khác nhau giữa “hạ cánh cứng” và “hạ cánh mềm”

Ngân hàng trung ương của một quốc gia điều chỉnh lãi suất để quản lý nền kinh tế. Khi lạm phát quá cao, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất với mục đích làm chậm chi tiêu.
Nếu Ngân hàng trung ương tăng lãi suất quá cao hoặc quá sớm đó sẽ là một cú hạ cánh cứng
Nếu Ngân hàng trung ương tăng lãi suất chậm với mức nhỏ đó sẽ là một cú hạ cánh mềm.
Ranh giới mong manh giữa hạ cánh cứng và hạ cánh mềm là việc tăng lãi suất tác động tới nền kinh tế như thế nào. Một Ngân hàng trung ương sẽ không hề muốn hạ cánh cứng vì nó có thể gây ra hậu quả tiêu cực nghiêm trọng.
Trong thời gian vừa qua FED liên tục tăng lãi suất để kìm chế lạm phát với mong muốn một kịch bản hạ cánh mềm diễn ra. Tuy nhiên dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ gần đây cho thấy lạc quan hơn kỳ vọng, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khi lạm phát chưa được khống chế. Do đó thị trường e ngại rằng việc “hạ cánh mềm” theo kỳ vọng của FED sẽ khó diễn ra và có thể sẽ dẫn tới “hạ cánh cứng” hoặc “không hạ cánh”

Giao dịch ngoại hối, forex tại sàn HXFX Global hưởng Bonus trải nghiệm miễn phí không rủi ro trong 7 ngày

Nhận ngay Bonus để trải nghiệm giao dịch thực tế tại sàn giao dịch forex, ngoại hối HXFX Việt Nam. Chỉ cần mở tài khoản ở sàn HXFX Việt Nam thành công và đăng ký nhận Bonus sẽ có ngay Bonus vào tài khoản để giao dịch thật. Đặc biệt, lợi nhuận khách hàng hoàn toàn có thể rút như giao dịch bình thường. Nhận ngay Bonus để giao dịch ngay thôi!

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.